Trước mùa mưa lũ, bố tôi thường gọi họ hàng, người quen tập hợp thành một nhóm tới giúp từng nhà chuyển đồ đạc và thóc gạo lên các căn gác cao, gia cố chắc chắn. Còn với gia súc, ông làm sẵn chiếc bè bằng thân chuối, đóng lan can vây quanh để vận chuyển khi nước lũ dâng lên. Vài ngày trước những cơn bão, bố tôi và đàn ông trong vùng trèo lên nhà, chằng dây ngang mái ngói, neo giữ cửa sổ, cửa đi lại, làm kín những ô thoáng, chắn gió lùa vào.
Những năm 1980, thông tin dự báo không đầy đủ và cập nhật thường xuyên như bây giờ. Chúng tôi dựa cả vào chiếc loa phóng thanh của xã và các bản tin trên Đài Tiếng nói Việt Nam.
Buổi tối trước trận bão hôm đó, chị em chúng tôi được nhắc nhở đi ngủ sớm. Đang ngủ tôi choáng váng vì bị vật gì đó đập mạnh vào đầu trong tiếng hét thất thanh của bố. Ông đã lao đến, đè lên người tôi nhưng chỉ ngăn được một phần thanh xà gồ. Tôi bị thương ở trán. Bố cũng đau vì xà gồ đập ngang người.
Gió rít ầm ầm, mưa dội xuống ướt sũng chiếc giường ngủ. Bố kéo mấy chị em tôi ra khỏi giường, đẩy xuống tràng kỷ rồi cố hết sức kéo chiếc thuyền chụp lên phía trên. Trong bóng tối, bố xé chiếc áo đang mặc, lần sờ băng bó vết máu trên đầu tôi. Ngoài kia, tiếng đồ vật bị gió nhấc lên, rơi xuống, đập vào nhà cửa, vào cả chiếc thuyền tạo thành những âm thanh kinh hoàng.
Gió bớt giật khi trời đã gần sáng. Nước bắt đầu lên mấp mé sân. Căn nhà chúng tôi, đã được chằng chống kỹ lưỡng, vẫn bay mái, trống hoác. Chỉ có căn gác không mấy suy suyển, vẫn giữ được những thực phẩm cần thiết. Con lợn và đàn gà đã được neo lại trên bè chuối.
Thiệt hại với nhà tôi đỡ hơn cả. Hàng xóm nhiều nhà sập hoàn toàn. Bố cùng đàn ông, thanh niên trong vùng hối hả đưa những người bị thương đi cấp cứu. Xong việc, bố về đón chúng tôi. Mấy chị em cùng đàn lợn gà được "lùa" lên thuyền, đẩy đến nơi tập trung là trường học.
Lớn lên, tôi vào Nam lập nghiệp và gặp trận bão lớn thứ hai dù, không làm gia đình tôi thiệt hại quá nhiều. Đó là trận bão Durian quét qua thành phố Vũng Tàu năm 2006. Năm đó, dự báo cho biết, Durian có thể đi qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tối hôm trước bão, trăng sáng vằng vặc. Mặc dù đã chằng buộc các cửa rồi chờ đợi nhưng đến tận nửa đêm, tôi chủ quan nghĩ chắc dự báo sai, nên mở bớt cửa cho đỡ ngột ngạt.
Tuy vậy, gần sáng, cơn bão quét qua dải bờ biển rất nhanh. Nhiều người đang đi thể dục ngoài đường thì gặp bão. Năm đó thống kê cho thấy nhiều thuyền bè bị trôi dạt. Nhiều nhà bị bay mái, trong đó có nhà tôi.
Sáng nay, khi nhìn hình ảnh người dân miền Trung căng mình chằng buộc chống bão, trong đó có cảnh những gia đình xếp xoong nồi, chậu nhựa và cả ngói xi măng đè lên mái tôn, lòng tôi quặn lên nỗi xót xa, lo lắng. Những trang bị chống bão thô sơ đó dễ dàng bị gió cuốn bay, thậm chí gây nguy hiểm cho các ngôi nhà liền kề hoặc người đi đường.
Tới chiều tối 27/9, Noru, cơn bão được đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua đã ập vào Đà Nẵng, Quảng Ngãi, giật đổ, tốc mái nhiều ngôi nhà. Từng trải qua hai lần khiếp sợ trong những ngôi nhà bị bão giật tốc mái, tôi ước gì người dân, đặc biệt là những hộ nghèo, yếu thế, được hỗ trợ chuẩn bị tốt hơn.
Nằm ở rốn bão lũ, người dân miền Trung không thiếu kinh nghiệm chống chọi với thiên tai để biết những điều đơn giản như: đè chắn mái nhà bằng các bao cát sẽ an toàn hơn chậu nhựa, xoong nồi. Và miền Trung vốn cũng không thiếu cát. Điều họ thiếu có lẽ là sức người và vật dụng, nên đành có gì chống nấy. Có những gia đình neo đơn, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em. Họ sẽ cần đến sự hỗ trợ tận tay của chính quyền hoặc các nhóm cộng đồng thay vì các hướng dẫn bằng loa hoặc văn bản.
Ngoài việc hỗ trợ chằng chống nhà cửa, "combo" chống bão chuẩn bị cho các hộ gia đình theo tôi bao gồm, nhưng không giới hạn, các loại thuốc, đồ sơ cứu, nhu yếu phẩm. Các nhóm gia đình có thể cần chuẩn bị sẵn xuồng cứu sinh trong trường hợp nước lụt dâng lên.
Trong kinh tế, có một khái niệm đặc biệt gọi là "vốn xã hội"(social capital). Kinh tế gia người Mỹ Lyda Judson Hanifan đưa ra khái niệm này vào năm 1916, dùng để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm, giúp đỡ và sẻ chia lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn và cả những rủi ro, kinh nghiệm chống chọi với khó khăn, để vươn lên trong nghịch cảnh. Những gắn kết của xã hội Việt Nam vốn đã đan xen trong lũy tre làng và luôn trỗi dậy tự nhiên, mạnh mẽ trong khó khăn.
Bão đã ập đến. Bây giờ là lúc "vốn xã hội" cần đóng vai trò của mình trong việc thúc đẩy sự yêu thương hỗ trợ nhau vượt qua giông bão bằng cách chia sẻ sức người, kinh nghiệm phòng chống cũng như cứu trợ trước và sau bão.
Vũ Ngọc Bảo
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Căng mình trong bãoNhững món quà Tết đặc biệt
Theo quan niệm truyền thống của người Việt, bên cạnh những việc nên kiêng cữ như: không quét nhà, không làm rơi vỡ đồ dùng… thì có những việc cần làm trong ngày Tết để thu hút tài lộc như: mặc quần áo mới, lì xì chúc Tết và hái lộc đầu năm.
Áo quần mới mang ý nghĩa cho những điều tươi mới, vui vẻ trong ngày đầu xuân. Do đó, không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng háo hức mặc quần áo mới du xuân dịp Tết. Diện những bộ quần áo mới tinh tươm đó, trẻ con sẽ cùng người lớn đi chúc Tết và nhận được lì xì với lời chúc hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn… Ông bà cũng được con cháu biếu những phong bao lì xì để chúc sức khỏe, trường thọ.
Tuy nhiên, phải chăng cách cho tiền hoặc lời chúc vào phong bao lì xì ngày Tết có phần hơi cũ kỹ? Người trẻ hãy thử sáng tạo quà lì xì để vừa mang đến bất ngờ cho người nhận, vừa trọn vẹn ý nghĩa đẹp. Chẳng hạn như, bạn có thể lì xì… hạt giống để mọi người “gieo lộc”. Đây là kiểu lì xì vô cùng độc đáo mà nhãn hàng OMO tạo ra để khuyến khích mọi người gieo lộc ngày Tết, đồng thời cũng tạo nguồn cảm hứng để mọi người cùng trao cho nhau món quà “phi truyền thống” nhưng đầy ý nghĩa dịp xuân này.
![]() |
Thay vì lì xì phong bì tiền, mọi người có thể trao nhau hạt giống để gieo lộc Tết |
Bằng cách sáng tạo ra bao Lì xì hạt giống và Hộp háo hức phiên bản Gieo lộc Tết giúp bé tìm hiểu được cách trồng cây lấm bẩn, cách cây lớn lên, OMO đã giúp các em nhỏ thêm yêu việc trồng cây xanh và hiểu rằng đó cũng là cách để gieo lộc.
Không chỉ trẻ nhỏ mà tất cả mọi người đều có thể trao nhau quà này trong dịp Tết. Bằng cách tự mình gieo trồng những mầm xanh nhỏ, bạn sẽ có thêm thật nhiều lộc trong năm mới.
Bằng cách tặng mọi người những hạt giống, bạn đã góp phần nhân nhiều mầm xanh - lộc mới trong năm nay đấy. Mặt khác, mỗi hạt giống bạn tặng cũng ngầm mang một thông điệp về lộc hay và ý nghĩa như gieo đủ đầy - hạt lúa, gieo đủ sức khoẻ - đậu xanh, gieo tốt lành - đậu đỏ. Bên cạnh đó, việc thấy cây cối đâm chồi trong ngày Tết theo quan niệm người Việt cũng là điều rất may mắn. Do đó, cách tặng quà này cũng rất phù hợp với phong tục của người Việt.
![]() |
Các em nhỏ háo hức với quà lì xì độc đáo là những hạt giống sẽ được chính các em tự tay gieo trồng |
Nếu hiểu được ý nghĩa của việc trồng cây, phong tục “hái lộc” cũng dần không còn nhiều người thực hiện khi đây là hành động ảnh hưởng phát triển của cây xanh.
Do đó, mọi người có thể làm mới hoạt động truyền thống này theo cách ý nghĩa hơn bằng cách gieo lộc, tức trồng thêm cây xanh, cũng là gieo thêm sự sống, sự trong lành vì một môi trường xanh sạch hơn. Thay vì hái lộc, gom lộc cho riêng mình, chúng ta hãy cùng gieo và san sẻ lộc đó đến tất cả mọi người. Đó cũng là lý do OMO khuyến khích mẹ và bé trải nghiệm hoạt động trồng cây thú vị với thông điệp "Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay" để làm mới truyền thống "hái lộc" theo một cách ý nghĩa hơn. Thêm 1 cây xanh được trồng, thêm người có lộc, môi trường thêm xanh sạch hơn.
![]() |
Trải nghiệm lấm bẩn để tự tay gieo trồng hạt giống giúp các bé thêm yêu cây xanh, môi trường |
Người người gieo lộc vì một cái Tết xanh
Trong chiến dịch Tết lần này, OMO còn mang đến 2 hoạt động trồng cây tiếp nối thông điệp “Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay” để khuyến khích mọi người cùng nhau trồng cây, gieo lộc Tết, chung tay hành động cho Tết thêm xanh và tạo nên những tác động tích cực đến môi trường.
Trong đó, “Quỹ OMO Vườn ươm lộc quý Việt Nam” sẽ trao tặng các các lộc xanh quý hiếm là những giống cây quý cho 2 vườn quốc gia Cát Tiên và Phong Nha - Kẻ Bàng nhằm hồi sinh những mảng xanh đã mất ở hai hệ sinh thái phong phú bậc nhất Việt Nam này, đồng thời bảo tồn các giống cây quý hiếm cho sinh quyển cho 2 vườn quốc gia.
![]() |
“Quỹ OMO Vườn ươm lộc quý Việt Nam” sẽ góp phần bảo tồn những giống cây quý giá tại 2 vườn quốc gia |
Song song đó, từ nay đến tháng 2/2020, OMO hợp tác cùng báo Nhi Đồng và báo Thiếu Niên Tiền Phong khởi xướng phong trào “Góc xanh học đường” tại các trường tiểu học trên toàn quốc nhằm khuyến khích các em học sinh trồng cây, trang trí mảng xanh trong khuôn viên trường theo chủ đề “Góc xanh học đường - Lấm bẩn gieo ước mơ”.
Mục đích của chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho các em nhỏ về vai trò, tác dụng, giá trị của cây xanh và mang đến một ý thức đẹp giúp các em trao ước mơ của mình vào những mầm xanh và gieo trồng cây cho ước mơ được sống từ dịp Tết này, qua đó hướng đến cải thiện điều kiện cây xanh ở trường học.
![]() |
“Góc xanh học đường” giúp học sinh có ý thức đẹp về việc trồng cây xanh, bắt đầu từ trường học |
Thông qua chiến dịch Tết này, OMO muốn mang đến những trải nghiệm lấm bẩn không chỉ giúp trẻ học hỏi thật nhiều điều hay, khuyến khích trẻ phát triển mà mẹ và bé cũng như những người trẻ có thể cùng chung tay trồng cây tạo nên một cái Tết xanh và tác động tích cực đến môi trường nhiều hơn.
Mọi người có thể chung tay tham gia những hoạt động ý nghĩa này và ủng hộ chiến dịch "Vui trồng lộc Tết, lấm bẩn gieo điều hay” thông qua mạng xã hội hoặc website https://omo.trongcaytrongtrainghiem.com/.
Kim Phượng
" alt=""/>Cả nhà cùng bé gieo lộc, đón Tết ‘xanh’Đội trưởng Huỳnh Như trong trận gặp Thái Lan mới đây.
Huỳnh Như sinh ra trong gia đình có mẹ bán hàng ở chợ. Từ khi chập chững biết đi, cô đã có niềm đam mê đặc biệt với quả bóng.
4 tuổi, Như được mẹ cho ra chợ chơi mỗi ngày. Bà Lài - mẹ Huỳnh Như cho biết, mỗi khi bà hỏi con thích mua gì, cô bé Như đưa tay chỉ về những quả bóng nhựa. Biết bóng là đồ chơi của con trai, nhưng vì bản thân cũng mê bóng đá, bà chiều theo ý con.
Năm lên 6 tuổi, Như được bố tặng cho những quả bóng nhựa đủ màu sắc. Hàng ngày, đi học về, Như lại mang bóng ra sân đá.
Trước nhà Như là một con sông lớn. Sợ con gái mải chạy theo bóng sẽ gặp nguy hiểm, bố Như dùng dây cột cố định quả bóng trước cửa nhà cho con chơi.
![]() |
Huỳnh Như cho biết, từ sau SEA Games 30, cô được nhiều người biết đến, đi đâu cũng có người xin chụp hình. |
Sự nghiệp ‘quần đùi áo số’ của Như bất đầu từ năm cô 9 tuổi. Khi đó, xã Lương Hòa A và những xã lân cận tổ chức giải bóng đá nam. Như là con gái nhưng vẫn được điền tên vào danh sách thi đấu.
‘Bố mẹ giới thiệu tôi cho ban tổ chức. Sau khi kiểm tra năng lực, tôi được chọn’, Như nhớ lại.
Khi con gái mặc quần đùi áo số vào sân thi đấu, vợ chồng bà Lài gọi các anh chị em trong nhà đến cổ vũ cho con. ‘Ba mẹ tôi rất mê bóng đá. Trận nào tôi đá ba mẹ cũng gọi hết các cậu dì đi cổ vũ. Tôi ghi được bàn thắng là được cả nhà tuyên dương, thưởng tiền’, Như kể.
Giải đấu đó, xã Như giành cúp vô địch. Còn Như đoạt danh hiệu vua phá lưới vì ghi được 4 bàn thắng. Tiền thưởng cô nhận được là 20.000 đồng.
Năm 2006, tỉnh Trà Vinh thành lập một đội bóng đá nữ. Các huấn luyện viên đi về các trường tuyển chọn vận động viên. Như được chọn vào đội tuyển. Tuy nhiên, do kinh phí của tỉnh hạn hẹp, đội bóng nhanh chóng tan rã.
Hai năm sau, Như được thầy giới thiệu cho vào đội bóng nữ Sài Gòn. Đang học lớp 12, lẽ ra phải tập trung cho việc học để hoàn thành tốt kỳ thi tốt nghiệp, nhưng vì mê bóng đá và được ba mẹ ủng hộ, Như một mình lên thành phố theo nghiệp cầu thủ.
‘Khi mới gia nhập đội bóng, tôi chỉ là vận động viên thử việc’, Như nhớ lại. Sợ con gái xa nhà, không tập trung tập luyện, bố mẹ Như liên tục gọi lên hỏi thăm. Rồi dăm bữa nửa tháng, bà Lài lại đóng cửa hàng, mang con gà, con vịt, ít trái cây bắt xe đò lên Sài Gòn thăm con. ‘Tôi được như hôm nay, ngoài công lao dẫn dắt của các thầy, còn có công rất lớn của bố mẹ’, Như nói bằng lòng biết ơn.
Những năm sau đó, Như chơi bóng bùng nổ trong vai của một tiền đạo ở đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ. Cô cùng đồng đội đã mang nhiều huy chương vàng về cho nước nhà, nhưng phải đến mùa SEA Games 30 vừa qua họ mới nhận được sự quan tâm đặc biệt của người hâm mộ.
![]() |
29 tuổi, Như mới có một mối tình thời học sinh, còn lại suốt những năm qua, cô chỉ tập trung cho bóng đá. |
‘Từ sau mùa giải, tôi được nhiều người biết đến. Nhiều hôm tôi đi ăn, các chủ quán họ không lấy tiền. Mấy cô bán rau củ ngoài chợ, nhìn thấy tôi thì gọi đến nói chuyện, xong họ cho khoai, bắp, rau củ để mang về nhà', Như nói và cho biết, trang cá nhân của cô bây giờ rất nhiều người vào kết bạn, nhắn tin chúc mừng, xin làm quen, nhưng vì bận cô chưa trả lời hết được.
Nhớ lại khoảng thời gian đội tuyển nữ liên tục giành chiến thắng, mang nhiều vinh quang về cho nước nhà, nhưng không được quan tâm, nước mắt cô rưng rưng.
'Chị em chúng tôi được như hôm nay là phải trải qua không biết bao nhiêu khó khăn, nước mắt và tủi phận. Nhưng khi vào sân thi đấu, chúng tôi nắm tay nhau bảo, gắng lên, phải thắng để mang vinh quang về nước.
. ![]() |
Như cho biết, ba mẹ ở quê luôn thúc giục con gái lấy chồng, sinh con, nhưng cô vẫn chưa nghĩ đến điều đó. Hiện tại, cô vẫn tập trung cho bóng đá và hoàn thành việc học dở dang ở trường Đại học Sư phạm TP.HCM. |
Nhiều lần, vào sân thi đấu mà khán đài vắng lắm. Lên máy bay về nước chị em tôi cũng lặng lẽ. Thắng mà buồn lắm. Lúc đó, thật sự tôi rất nản. Tôi từng nghĩ, hay giải nghệ về quê nuôi vịt, ra chợ bán hàng phụ mẹ, không bóng banh gì nữa’, Như kể.
Khi trấn tĩnh lại, Như lại tự nhủ, phải cố gắng hơn nữa. Nếu mình đã cố gắng hết sức mà thất bại thì không việc gì phải buồn. Và thế là niếm vui đã đến. Tới đây, đội tuyển nữ sẽ có nhiều giải đấu, Như và các đồng đội tự hứa sẽ thi đấu hết mình để mang niềm vui cho người hâm mộ.
Lê Nguyễn Minh Phương (sinh năm 1987) là người Việt Nam đầu tiên được vinh danh là ‘Công dân danh dự của Seoul năm 2019’.
" alt=""/>Huỳnh Như và giây phút quyết tâm mang vinh quang về cho Tổ quốc